Phân Phối Điều Hòa 24h

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Vì sao cần bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ?

Máy điều hoà không khí có tác dụng điều hoà không khí trong phòng, chủ yếu là hạ thấp nhiệt độ trong phòng, lọc bụi trong không khí và khi cần thiết bổ sung không khí ngoài trời vào trong phòng, đảm bảo cho người sống ở trong phòng có được môi trường dễ chịu. Vậy vì sao cần bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ và bảo dưỡng như thế nào?

Vì sao cần phải bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ?

Đây là câu hỏi mà chúng tôi ghi nhận được khá nhiều từ phía khách hàng quan tâm tới lĩnh vực bảo dưỡng điều hòa. Có 3 lý do chính khiến bạn cần phải bảo dưỡng hệ thống điều hòa của mình định kỳ:
  • Lý do về sức khỏe:Hệ thống điều hòa giống như một căn phòng kín mít, nếu lâu ngày bạn không vệ sinh điều hòa của bạn thì bụi bẩn sẽ bám vào, kết hợp với độ ẩm của không khí sẽ là môi trường lý tưởng để nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình bạn, rất nguy hiểm cho sức khỏe!
  • Lý do về hiệu suất làm việc:Bất cứ một hệ thống máy móc nào cũng vậy, thậm chí bạn hãy liên tưởng ngay đến con người, nếu không được chăm sóc, vệ sinh và cung cấp năng lượng thì hiệu suất làm việc sẽ giảm đi đáng kể. Điều hòa cũng vậy, nếu bạn không có một lộ trình bảo dưỡng thường xuyên thì sau một thời gian sử dụng hiệu suất làm việc sẽ giảm đi rất nhiều, điều này không chỉ khiến bạn bực mình bởi các lý do như kém nóng, kém lạnh thậm chí là rất ngốn điện.
  • Lý do về kinh tế:Nếu bạn không có một kế hoạch bảo dưỡng điều hòa định kỳ thì chỉ sau khoảng 2-3 năm chạy liên tục điều hòa của bạn sẽ bị hỏng, và chi phí để thay thế điều hòa mới lớn hơn gấp nhiều lần chi phí bảo dưỡng trong khoảng thời gian 2-3 năm đó.

Mục tiêu của việc bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ.

Như chúng ta đã biết trong không khí của chúng ta có rất nhiều bụi cho nên sau một thời gian hoạt động bụi sẽ bán chặt vào dàn trao đổi nhiệt và lưới lọc bụi khiến cho lượng không khí đi qua chúng giảm xuống và như vậy hiệu suất của quá trình trao đổi nhiệt giảm xuống đồng nghĩa với năng suất làm lạnh giảm xuống và như vậy chúng ta nhận thấy điều hòa chạy không mát. Việc bảo dưỡng điều hòa theo định kỳ nhằm hướng tới các mục tiêu:
  • Máy chạy êm, lạnh nhanh và sâu, thoát nước tốt.
  • Phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn được những sự cố lớn có thể xảy ra sau này.
  • Máy có thể duy trì được trạng thái hoạt động tốt.
  • Kéo dài tuổi thọ của máy- việc bảo dưỡng điều hòa sẽ tránh được một số sự cố ảnh hưởng nặng cho máy.

Quy trình bảo dưỡng điều hòa

  • Chạy thử máy trước khi bảo dưỡng phòng trường hợp nếu hư hỏng từ trước.
  • Cắt điện và tháo vỏ máy phòng mất điện
  • Dàn lạnh: Dùng nilong hoặc vải che phần điện và dùng máy bơm cao áp, phịt rửa dàn lạnh, vỏ dàn lạnh. Làm sạch dàn lạnh.
  • Vệ sinh máng nước để thoát nước tốt. Thông lỗ thoát làm cho nước không bị chạy vào nhà.
  • Lắp lại vỏ cho khớp đồng thời làm sạch sẽ vỏ, tránh máy chạy rung, ồn.
  • Phịt rửa dàn nóng cho sạch sẽ, sạch dàn máy.
  • Kiểm tra ga, nạp ga bổ xung nếu thiếu. Đảm bảo máy chạy tốt, đủ ga.
  • Trao đổi, tư vấn thêm cho khách hàng những lưu ý trong quá trình sử dụng điều hòa, giải đáp các thắc mắc của khách hàng trong quá trình sử dụng điều hòa nhằm tăng cường sử dụng điều hòa có hiệu quả hơn.
**** Bài viết liên quan:

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Hướng dẫn lắp đặt điều hòa theo phong thủy

Ngày nay cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cũng tăng theo,việc lắp điều hòa không chỉ đẹp mà cần hợp phong thủy với ngôi nhà bạn. Phong thuỷ có vai trò rất to lớn, nhưng nó chỉ hỗ trợ và có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận vậy khi lắp đặt điều hòa có những lưu ý và kiêng kỵ gì?

Cùng tìm hiểu phong thủy là gì ?
– Phong có nghĩa là “gió“, là hiện tượng không khí chuyển động.
– Thủy có nghĩa là “nước“, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.
Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng.  Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.
Lắp đặt điều hòa theo phong thủy
1. Những lưu ý khi lắp đặt điều hòa cho hợp phong thủy!
- Tại sao giường ngủ không nên đặt phía trước điều hòa nhiệt độ ?
Khi lắp điều hòa nếu như kê giường ngủ phía dưới điều hòa khí âm hoặc khí lạnh mà nó thổi trực tiếp xuống sẽ phá vỡ sự cân bằng vốn có của “khí trường” bao bọc cơ thể…
Nếu như kê giường ngủ phía dưới điều hòa khí âm hoặc khí lạnh mà nói thổi trưc tiếp xuống sẽ phá vỡ sự cân bằng vốn có của “khí trường” bao bọc cơ thể… 1/3 cuộc đời người qua đi trên giường ngủ, “một đêm nằm bằng một năm ở”
Như vậy làm cho chức năng trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng, khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm xuống, thường dễ dẫn tới chứng cảm cúm hoặc viêm khớp.
Có chiếc giường nằm thoải mái thích hợp có thể giúp bạn chóng hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc mệt nhọc và đảm bảo sức khỏe cơ thể dài lâu, vậy nên giường nằm được nhiều người coi trọng là chuyện dễ hiểu.
- Lưu ý khi lắp đặt điều hòa tại nhà
Nếu trong nhà còn có ông già bà cả và trẻ nhỏ, bởi khả năng tự điều tiết và khả năng thích ứng với môi trường của người già và trẻ nhỏ tương đối yếu, nhằm tránh đối tượng này mắc bệnh điều hòa nhiệt độ, gây hậu quả không hay, nên lắp loại máy điều hòa công suất vừa phải.Vào mùa hè nóng nực cũng không nên dùng điều hòa công suất lớn và chỉ nên mở ở nhiệt độ thích hợp, đủ mát là được.
2. Những kiêng kỵ khi lắp điều hòa theo phong thủy
- Kiêng kỵ tránh phạm "Bạch Hổ sát"
Tính theo hướng từ trong ra ngoài, tả là Thanh Long, hữu là Bạch Hổ, hậu là Huyền Vũ, tiền là Chu Tước. Trong căn phòng, nếu đặt điều hòa phạm Bạch Hổ thì gió từ điều hòa được ví như hơi thở của hổ. Điều này sẽ gây bất hòa, vợ chồng thường xuyên xích mích, cãi cọ.Tuy nhiên, nếu điều hòa nhà bạn đặt ở hướng Bạch Hổ, bạn có thể hóa giải bằng cách lắp một chiếc quạt điện lên phía tường đối diện với điều hòa để đổi hướng gió. Bên cạnh đó, khi bật điều hòa cũng nên mở hé cánh cửa sổ để căn phòng có thêm không khí tự nhiên nhằm hóa giải sát khí mà "Bạch Hổ" gây nên.
- Kiêng kỵ tránh thổi vào Tài vị
Khi gió của điều hòa thổi trực tiếp vào Tài vị, của cải và những tài vận của gia đình cũng tiêu tan. Đây là một trong những điều cấm kỵ nhất khi lắp điều hòa, đặc biệt đối với những gia đình làm kinh doanh. Cửa chính là nơi luồng khí của những vận khí tốt đi vào, nếu đặt điều hòa đối diện với cửa chính thì ngôi nhà sẽ không tụ được tài khí, khiến tình cảm giữa mọi người trong nhà trở nên lạnh nhạt. Bạn có thể hóa giải bằng cách đặt bình phong kính hoặc tấm rèm vải ở vị trí huyền quan.
- Kiêng kỵ tránh đặt điều hòa trên sofa
Sofa là chiếc ghế mà chủ nhà hay ngồi, nếu điều hòa thổi trực tiếp từ trên xuống ghế sofa sẽ làm cho chủ nhà cảm thấy khó chịu. Điều này cũng rất kỵ bởi như vậy sẽ khiến gia đình như mất chỗ dựa vững chắc, ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp. Bạn có thể giá giải bằng cách đổi hướng gió thổi của điều hòa hoặc chuyển vị trí ghế chủ sang một vị trí hợp lý hơn.
3. Quan niệm về phong thủy khi lắp điều hòa
Theo quan niệm của phong thủy, những vật dụng trong gia đình như tủ lạnh, điều hòa thuộc hành Kim. Vì thế, khi điều hòa hoạt động sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn đến phong thủy trong phòng. Muốn tìm được vị trí thích hợp để lắp đặt điều hòa, đầu tiên cần chú ý đến mệnh của các thành viên trong nhà.
- Nếu trong nhà, thành viên nào hợp với mệnh Kim sẽ bày trí điều hòa phù hợp với hướng tương ứng. Ví dụ nam giới thuộc mệnh kim nên đặt điều hòa hướng Tây Bắc, phụ nữ thuộc Kim nên đặt điều hòa hướng Tây Nam. Gió của điều hòa sẽ tạo ra từ trường phong thủy.
- Cửa điều hòa hướng lên trên sẽ có lợi cho phong thủy trong phòng, vì gió thổi lên sẽ tạo được sự lưu thông, điều hòa không khí tốt nhất cho phòng. Bên cạnh cách xác định phương hướng, khi lắp đặt điều hòa trong căn phòng có nhiều vượng khí nhất.
- Lắp điều hòa trong phòng đọc sách. Điều hòa có thể mang lại cho con người cảm giác mát mẻ. Nhở đó khả năng tư duy cũng như hiệu quả công việc được tăng cường. Nếu có thể thì nên dịch máy điều hòa về phía Bắc để tận dụng năng lượng vận chuyển của nó cũng như thu hút vận Văn Xương vào thư phòng.
* * * * Bài viết liên quan:

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Những sai lầm khi sử dụng điều hòa nhiệt độ

Điều hòa nhiệt độ là thiết bị làm mát được dùng phổ biến trong mùa hè, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về loại thiết bị này. Vậy những hiểu lầm nào thường gặp về điều hòa nhiệt độ và thực tế phải làm sao cho đúng?
1. Mua điều hòa cũ: tốn điện, tốn năng lượng và dễ hỏng .
Theo KS Trương Văn Hùng, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Hùng Lâm, nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ, nhưng bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu để mua máy mới không phải dễ dàng, vì thế họ lựa chọn phương án mua điều hòa đã qua sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn khôn ngoan, bởi chi phí tiết kiệm được ban đầu sẽ nhanh chóng bù vào các khoản sửa chữa và chi phí cho mức tiêu thụ điện năng cao nếu bạn mua phải một chiếc điều hòa đã qua sử dụng thời gian dài.
Một chiếc điều hòa quá cũ sẽ có hiệu suất làm mát không cao vì động cơ yếu, cũ kỹ, nên tiêu hao rất nhiều điện để đạt được nhiệt độ lạnh như mong muốn. Hơn nữa, hệ thống tản nhiệt của dàn lạnh và dàn nóng không còn tốt như máy mới nên năng suất lạnh cũng sẽ giảm đi. Đấy là chưa nói đến những loại máy model cũ bản thân nó đã có hiệu suất làm lạnh thấp hơn các dòng máy đời mới và khi đã qua sử dụng thời gian dài thì chắc chắn sẽ có mức hao tổn điện năng sẽ rất lớn.
KS Trương Văn Hùng cũng cho rằng, cánh quạt của điều hòa nhiệt độ model cũ thường được thiết kế nhỏ và động cơ quạt sau nhiều năm sử dụng cũng yếu hơn nên sẽ không tạo đủ lực đẩy để tỏa không khí lạnh đều khắp phòng. Điều hòa cũ trong thời gian dài sử dụng cũng dễ gặp trục trặc, hỏng hóc và cần bảo trì liên tục. Những chi phí cho việc nạp gas, bảo trì, sửa chữa, khắc phục các vấn đề hỏng hóc sẽ không phải là nhỏ so với khoản tiết kiệm được do đầu tư ban đầu.
"Lời khuyên cho những gia đình đã sử dụng điều hòa quá lâu, cũ kỹ hoặc những gia đình dự định mua điều hòa cũ để tiết kiệm tiền, đó là nên cân nhắc việc mua một chiếc điều hòa đời mới, với các tính năng tiết kiệm điện, thanh lọc không khí, hiệu suất làm lạnh cao... sẽ hiệu quả hơn rất nhiều", KS Trương Văn Hùng nhấn mạnh. Tuy nhiên, đối với các trường hợp vì nhu cầu sử dụng cao nhưng khả năng tài chính có hạn và buộc phải lựa chọn máy cũ thì nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, đồng thời nhờ thợ kỹ thuật quen để kiểm tra chất lượng máy.
Sử dụng, lắp đặt điều hòa đúng cách giúp cải thiên không gian sống của bạn
2. Bật tắt điều hòa liên tục: tốn điện, hại sức khỏe
Một thói quen của người sử dụng mà KS Trương Văn Hùng cho rằng cần cảnh báo là việc bật tắt điều hòa nhiều lần trong thời gian ngắn. Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa; hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy điều hòa một lúc.
Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện hơn và còn nhanh hỏng máy. Khi bật máy trở lại, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Hơn nữa, KS Nguyễn Văn Hùng, cũng đưa ra cảnh báo về việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.
Để tiết kiệm điện hiệu quả, tốt nhất nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức ổn định khoảng 28 - 29 độ C, có thể dùng thêm quạt nhẹ để không khí lạnh lan tỏa đều khắp phòng. Đóng kín cửa phòng để giữ nhiệt mát, nhưng thi thoảng cũng nên mở cửa một lát để lấy thêm không khí tươi bên ngoài, bổ sung lượng oxy mất đi trong phòng kín, giúp người ngồi lâu trong phòng đỡ cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
3. Lắp đặt máy điều hòa ở nơi nóng nhất
Có nhiều gia đình chọn lắp điều hòa ở những vị trí nóng nhất, phổ biết là phía Tây Nam của ngôi nhà. Tuy nhiên, vị trí này sẽ khiến máy phải làm việc quá tải. Thay vào đó, bạn nên lắp đặt điều hòa ở những vị trí râm mát ở phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà - nơi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp ít hơn. Điều này sé gia tăng tuổi thọ chiếc điều hòa của chính gia đình các bạn.
4. 'Giấu kín' máy điều hòa
Hình thức của máy điều hòa có thể không thực sự đẹp mắt. Dù vậy, đừng cố gắng che giấu nó phía sau đồ đạc hoặc cây cảnh trong nhà. Điều này sẽ cản trở sự thông gió, làm tắc nghẽn cuộn dây làm mát và làm cho quá trình hoạt động kém hiệu quả hơn. Chính vì thế hãy mang chiếc điều hòa vào nơi có không gian thoáng đãng, đồ đạc gọn gàng để chiếc điều hòa phát huy được tối đa công dụng của nó.
5. Bỏ qua việc bảo trì
Không ít người sử dụng bỏ qua bước bảo trì thường xuyên vì nhầm tưởng điều hòa có khả năng "tự cung tự cấp". Cũng như cơ thể con người vậy, máy móc cũng cần được nghỉ ngơi, duy tu và bảo dưỡng- điều hòa cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việc bảo trì có vai trò cực kỳ quan trọng, có thể nâng cao hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của máy móc. 
**** Bài viết liên quan :

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Sử dụng điều hòa cho trẻ

Sử dụng điều hòa thế nào cho đúng cách, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì không phải ai cũng biết. Việc lạm dụng quá nhiều và sử dụng điều hòa cho trẻ không đúng cách sẽ làm cho trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng.

Mùa hè đến kéo theo rất nhiều nỗi lo của các mẹ có trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy làm thế nào vừa đảm bảo bầu không khí trong lành, mát mẻ mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho thành viên nhí trong gia đình? Một câu hỏi tưởng khó nhưng những chia sẻ dưới đây phần nào sẽ giúp các mẹ giải quyết được những trăn trở này.

I. Có nên dùng điều hòa cho trẻ?

Theo các cơ sở khoa học đã chỉ ra trung tâm điều hoà nhiệt của trẻ con chưa hoàn thiện như ở người lớn, nên khi nóng hoặc lạnh quá mức sẽ không chịu được. Vì vậy, việc sử dụng điều hòa nhiệt độ cho trẻ khi thời tiết nóng bức là điều nên làm, tuy nhiên, cha mẹ phải biết tiết chế thời gian, nhiệt độ để bé không bị ốm.
Có một quy tắc khá đơn giản nhưng không phải mẹ nòa cũng biết và áp dụng cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh trong nhà. “Qui tắc 3 phút” sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa có thể nhanh chóng “hạ gục” sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị sốt, cảm cúm, ho. Mẹ nên nhớ mỗi khi muốn cho con từ phòng điều hòa ra ngoài thì hãy mở cửa trước đó 3 phút, cho con đứng chơi gần đó để quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Mặt khác, khi bé ở ngoài về, ra nhiều mồ hôi, mẹ cũng nên lau mồ hôi cho con và để con ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh cho bé vào ngay phòng điều hòa gió lạnh, nhiệt độ thấp đột ngột.

II. Những lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ?

Dùng điều hòa đồng nghĩa với việc bạn phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. Nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại rất quan trọng. Do đó, khi dùng điều hòa bạn nên bật quạt thông gió để tạo sự thông thoáng không khí trong phòng
Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa
Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng
Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.
Dùng điều hòa đồng nghĩa với việc bạn phải đóng kín cửa, không khí bị khóa lại bên trong. Nhưng với trẻ nhỏ, việc lưu thông không khí lại rất quan trọng. Do đó, khi dùng điều hòa bạn nên bật quạt thông gió để tạo sự thông thoáng không khí trong phòng
Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa
Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng
Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.
Không để điều hòa thốc thẳng vào khu vực ngủ của bé
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất nhạy cảm. Nếu quạt gió của điều hòa thổi thẳng vào mặt, vào đầu thì với những bé có cơ địa yếu sẽ rất dễ mắc những bệnh về đường hô hấp như dị ứng đường hô hấp, viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Ví trí đặt điều hòa nên ở trên cao. Cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.
Thời gian bật điều hoà không quá 2-3 tiếng mỗi lần
Thời gian tối đa mẹ cho bé nằm điều hoà chỉ nên từ 2-3 tiếng mỗi lần. Điều này có nghĩa là cứ 2-3 tiếng, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường từ 10-15 phút. Đây cũng là thời gian để đuổi không khí tù đọng đồng thời kết hợp đón nắng vào trong phòng bé.
Lần đầu bật điều hoà sau mùa đông dài cần vệ sinh kỹ
Điều hoà mới bật trở lại sau một mùa đông dài cần được vệ sinh sạch sẽ, bơm ga, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc để tránh các loại nấm mốc, vi khuẩn hay mầm bệnh lưu trú lâu ngày trong máy làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
Nhỏ mũi và cho con uống nước thường xuyên
Ngoài việc để ý về cách sử dụng điều hoà, mẹ cũng cần lưu ý sức khoẻ cho bé. Nằm điều hoà tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng rất dễ gây khô da, khô mũi. Mẹ cần lưu ý thường xuyên nhỏ nước muôi sinh lý cho bé, đồng thời cho con uống nhiều nước, với trẻ bú mẹ thì bú nhiều lần để tránh mất nước cho cơ thể.
Khi trẻ ngủ, mẹ cũng lưu ý đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hoà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo các phương pháp này để giữ ấm cho con khi trẻ hay đạp chăn lúc ngủ.
**** Bài viết liên quan:

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Tuyệt chiêu sử dụng điều hòa tiết kiệm điện

Việc sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến trong mùa nóng tại các gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lắp đặt, sử dụng điều hoa sao cho hợp lý và tiết kiệm điện. Các cách sử dụng điều hòa đúng cách dưới đây sẽ là tuyệt chiêu sử dụng điều hòa tiết kiệm điện cho các mẹ trong mùa hè oi bức.
1. Chọn điều hòa có công suất phù hợp
Khi lắp đặt điều hòa, bạn cần xem diện tích phòng bao nhiêu để chọn công suất phù hợp. Nếu công suất thì sẽ tốn điện, ngược lại công suất yếu thì không hiệu quả. Theo chuẩn, cứ 1.000 BTU thì tải được 2m² là tối đa. Tức là, với phòng có diện tích 9 – 18 m², bạn có thể lắp điều hòa có công suất 9000 BTU/h, diện tích trong khoảng 15 – 24 m² cần dùng máy 12.000 BTU/h hay diện tích 24 – 35m² cần chọn loại 24.000 BTU…
2. Chọn hướng, vị trí lắp đặt phù hợp
Nếu lắp đặt điều hòa tại vị trí nóng sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều hơn, tức là tốn tiền điện hơn. Do đó, bạn nên lắp đặt điều hòa ở những vị trí râm mát như phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà - nơi ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn.
3. Tắt điều hòa đúng cách
Ai cũng biết khi không sử dụng điều hòa nữa thì phải ngắt điện. Nhưng có một thực tế rất nhiều người không biết đó là nếu chỉ tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Do vậy sau khi tắt bằng điều khiển từ xa, bạn nên ngắt áttômát.

Sử dụng điều hòa đúng cách góp phần tiết kiệm điện cho gia đình trong mùa hè
4. Sử dụng điều hòa cùng quạt gió
Sử dụng quạt cùng điều hòa có tác dụng đẩy đẩy khí nóng lên trên, đẩy luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Đồng thời, sử dụng quạt sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn.
5. Bảo dưỡng theo định kỳ
Việc bảo dưỡng theo định kỳ giúp điều hòa hoạt động tốt, giúp nguồn không khí sạch hơn. Cụ thể điều hòa cần được làm sạch và thay bộ lọc ít nhất mỗi 2 tháng/lần, cuộn dây làm mát 1 năm/lần.
6. Hạn chế để điều hòa hoạt động cả ngày
Hãy tắt điều hòa khi ra khỏi nhà, hoặc khi nhà đã mát đều. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng quạt thay thế để điều hòa nghỉ ngơi tránh quá tải.
7. Sử dụng điều hòa trong phòng có cửa kính
Bạn nên sử dụng rèm nếu như trong phòng điều hòa có cửa kính. Nếu ánh nắng chiếu vào thì cửa kính đó thì sẽ kính sẽ hấp thu nhiệt và khiến bạn tốn nhiều tiền điện hơn để làm mát nhà.
8. Cần hạn chế bật, tắt nhiều lần
Tắt bật thường xuyên, gây tác dụng ngược lại, khiến điện năng tiêu hoa nhiều hơn do máy lạnh cần rất nhiều năng lượng để khởi động lại. Vì vậy bạn để tiết kiệm điện khi dùng điều hòa, bạn nên giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định.
9. Thay đổi hướng gió thường xuyên
Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng.Do vậy, bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...) khiến phòng mát đều và nhanh hơn.
10. Đặt nhiệt độ hợp lý
Chỉ nên sử dụng điều hòa tại mức nhiệt trung bình từ 25-27 độ. Đây là mức nhiệt phù hợp với khí hâu của Việt Nam. Ngoài ra, tại mức nhiệt này cường độ làm việc của máy sẽ giảm nên sẽ tiết kiệm điện hơn.
11. Tăng nhiệt vào ban đêm
Vào ban đêm, cơ thể con người không đòi hỏi mức nhiệt thấp. Hãy tắt điều hòa nhiệt độ khi ngủ hoặc tắt trước khi ngủ 1 - 2 giờ. Như vật sẽ giảm thời gian sử dụng, tiết kiệm tiền.
12. Ánh sáng
Tắt đèn có thể giúp giảm nhiệt độ, nhưng bạn cần để ý xem có bao nhiêu ánh sáng lọt vào từ cửa sổ đang mở trong nhà vì nó cũng đóng vai trò quan trọng. Việc đóng mở cửa sổ mỗi ngày dựa theo sự đổi hướng của ánh nắng mặt trời có thể khiến bạn bực bội, phiền muộn nhưng điều hòa nhiệt độ của bạn sẽ rất cảm ơn khi phải "chống chọi" với ít không khí nóng hơn.
13. Sắp xếp lại đồ nội thất
Đồ nội thất cản trở các lỗ thông hơi của điều hòa và lùa khí lạnh đến những vị trí không mong muốn như phía sau và dưới gầm của đồ đạc trong phòng. Mặc dù có những miếng nhựa dành cho lỗ thông hơi để giúp điều khiển không khí đi đúng hướng, cách đơn giản nhất là sắp xếp lại đồ nội thất trong phòng một chút.
Việc sử dụng điều hòa đúng cách sẽ góp phần giảm thiểu chi phí tiêu hao năng lượng. Trên đây là một vài hướng đãn sử dụng điều hòa đúng cách cho các gia đình trong mùa hè đã được nhiều gia đình áp dụng và thành công.
**** Bài viết liên quan:

    Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

    Những điều cần tránh khi sử dụng máy lạnh

    Máy lạnh đang dần là thiết bị được sử dụng trong nhiều gia đình, bởi sự tiện ích của nó. Tuy nhiên, sử dụng máy lạnh sao cho lâu bền, tiết kiệm và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là một vài lưu ý những điều cần tránh khi sử dụng máy lạnh.
    Tránh chọn công suất máy thấp hơn hoặc vừa đúng với nhu cầu sử dụng:
    Với diện tích 1 m2 thì năng suất của máy lạnh là khoảng 500Btu/h. Nếu chọn máy vừa đủ hoặc thiếu công suất, máy lạnh của bạn sẽ chạy liên tục, tiêu thụ nhiều điện năng hơn, dẫn đến máy nóng liên tục do không có thời gian nghỉ, độ bền của máy sẽ giảm. Vì vậy, bạn nên chọn loại máy lạnh có công suất cao hơn nhu cầu vì khi đạt độ lạnh yêu cầu thì máy sẽ tự động ngắt, giúp cho độ bền của máy được kéo dài.
    Nên chọn máy lạnh có công suất phù hợp với căn phòng của bạn
    Không sử dụng máy phát điện để chạy máy lạnh:
    Tần số điện của máy phát có thể sai khác với tần số điện vào của máy lạnh, sự khác biệt này sẽ dẫn đến việc máy lạnh không chạy được, điện áp của máy phát không ổn định (có thể thấp hoặc cao) nên dễ gây chập, cháy máy nén hoặc bo mạch máy lạnh.
    Không nên sử dụng máy phát điện để chạy máy lạnh
    Không dùng máy lạnh cho mục đích khác:
    Dùng máy lạnh để làm khô quần áo, bảo quản thực phẩm, nuôi giữ thú vật hoặc canh tác rau quả … sẽ khiến bạn tổn thất điện năng lớn.
    Đừng lười vệ sinh:
    Khi máy lạnh không hoạt động, độ ẩm trong phòng tăng lên khiến các vi khuẩn, nấm phát triển, gây sổ mũi, hắt hơi khi mới bước vào, vì vậy, khi không hoạt động cần phòng cần thoáng, thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng sạch sẽ, lau rửa tường và trần nhà. Mỗi tháng vệ sinh phin lọc của máy lạnh 1 lần, rửa bình trao đổi nhiệt mỗi năm 1 lần, lưu ý nếu thấy có hiện tượng mất gas, tiếng ồn, nước chảy ra nhà... không nên tự sửa máy, mà cần thợ có tay nghề đến sửa nhằm đảm bảo an toàn cho bạn cũng như thiết bị.
    Thường xuyên vệ sinh máy nếu không máy lạnh sẽ trở thành một “ổ vi khuẩn”
    Không để thất thoát gió lạnh:
    Bạn nên làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào; hạn chế số lần mở cửa ra vào (lắp bộ lò xo đóng cửa tự động). Hãy sử dụng khi thật sự cần thiết.
    Tránh cài đặt nhiệt độ không thích hợp:
    Nên chỉnh nhiệt độ thích hợp để đảm bảo sức khỏe cả gia đình của bạn
    Nhiệt độ thích hợp ban ngày 24-250C, ban đêm (phòng ngủ) 25-270C tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

    Máy lạnh đang dần là thiết bị được sử dụng trong nhiều gia đình, bởi sự tiện ích của nó. Tuy nhiên, sử dụng máy lạnh sao cho lâu bền, tiết kiệm và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là một vài lưu ý những điều cần tránh khi sử dụng máy lạnh.

    Sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách
    Ảnh minh họa: Những điều cần chú ý khi sử dụng điều hòa nhiệt độ
    Tránh chọn công suất máy thấp hơn hoặc vừa đúng với nhu cầu sử dụng:
    Với diện tích 1 m2 thì năng suất của máy lạnh là khoảng 500Btu/h. Nếu chọn máy vừa đủ hoặc thiếu công suất, máy lạnh của bạn sẽ chạy liên tục, tiêu thụ nhiều điện năng hơn, dẫn đến máy nóng liên tục do không có thời gian nghỉ, độ bền của máy sẽ giảm. Vì vậy, bạn nên chọn loại máy lạnh có công suất cao hơn nhu cầu vì khi đạt độ lạnh yêu cầu thì máy sẽ tự động ngắt, giúp cho độ bền của máy được kéo dài.
    Không sử dụng máy phát điện để chạy máy lạnh:
    Tần số điện của máy phát có thể sai khác với tần số điện vào của máy lạnh, sự khác biệt này sẽ dẫn đến việc máy lạnh không chạy được, điện áp của máy phát không ổn định (có thể thấp hoặc cao) nên dễ gây chập, cháy máy nén hoặc bo mạch máy lạnh.

    Không dùng máy lạnh cho mục đích khác:
    Dùng máy lạnh để làm khô quần áo, bảo quản thực phẩm, nuôi giữ thú vật hoặc canh tác rau quả … sẽ khiến bạn tổn thất điện năng lớn.
    Đừng lười vệ sinh:
    Khi máy lạnh không hoạt động, độ ẩm trong phòng tăng lên khiến các vi khuẩn, nấm phát triển, gây sổ mũi, hắt hơi khi mới bước vào, vì vậy, khi không hoạt động cần phòng cần thoáng, thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng sạch sẽ, lau rửa tường và trần nhà.
    Mỗi tháng vệ sinh phin lọc của máy lạnh 1 lần, rửa bình trao đổi nhiệt mỗi năm 1 lần, lưu ý nếu thấy có hiện tượng mất gas, tiếng ồn, nước chảy ra nhà... không nên tự sửa máy, mà cần thợ có tay nghề đến sửa nhằm đảm bảo an toàn cho bạn cũng như thiết bị.
    Thường xuyên vệ sinh máy nếu không máy lạnh sẽ trở thành một “ổ vi khuẩn”
    Không để thất thoát gió lạnh:
    Bạn nên làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế số lần mở cửa ra vào (lắp bộ lò xo đóng cửa tự động). Hãy sử dụng khi thật sự cần thiết.
    Tránh cài đặt nhiệt độ không thích hợp:
    Nên chỉnh nhiệt độ thích hợp để đảm bảo sức khỏe cả gia đình của bạn
    Nhiệt độ thích hợp ban ngày 24-25oC, ban đêm (phòng ngủ) 25-27oC tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
    *** Bài viết liên quan:

    Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

    Điện hòa, quạt điện ‘cháy’ hàng thật hay ảo?

    Điện hòa, quạt điện ‘cháy’ hàng thật hay ảo?


    Nắng nóng tăng nhiệt và kéo dài, đã khiến cho nhu cầu về các sản phẩm điện lạnh tăng mạnh. Các sản phẩm như điều hòa, quạt điện trên thị trường đang tăng giá. Tuy nhiên, một số siêu thị điện máy khẳng định không thiếu hàng và giữ giá ổn định.
    Sức mua tăng giá cũng tăng
    Các siêu thị điện máy lớn tại Hà Nội những ngày nắng nóng, số lượng khách hàng đến xem và mua sản phẩm tăng gấp 5-6 lần so với bình thường. Các sản phẩm như điều hòa nhiệt độ, quạt điện, tủ lạnh, máy xay sinh tố...là những mặt hàng bán chạy nhất hiện nay. Đặc biệt có 2 sản phẩm đang được khách hàng mua nhiều nhất là điều hòa nhiệt độ và quạt điện.
    Hướng dẫn chọn điều hòa nhiệt độ
    Ảnh minh họa: Chọn điều hòa nhiệt độ
    Đại diện hệ thống siêu thị điện máy cho biết, chỉ tính riêng mặt hàng điều hòa, siêu thị này bán ra hàng nghìn bộ mỗi ngày. Cũng tương tự như vậy là các loại quạt điên, mỗi ngày có hơn 2.000 chiếc các loại được tiêu thụ. Năm nay, các dòng điều hòa biến tần (Inveter) tiết kiệm điện được nhiều khách hàng lựa chọn mua hơn so với các năm trước, còn các loại quạt điện phun sương được nhiều khách hàng lựa chọn hơn cả.
    Do nhu cầu tăng cao, nên nhiều cửa hàng và siêu thị đã đẩy giá bán những sản phẩm này lên cao. Theo tìm hiểu trên thị trường, giá điều hòa loại bình dân, 1 chiều có giá dao động từ 6-9 triệu đồng/bộ, loại cao cấp từ 9-15 triệu đồng/bộ, mặt bằng giá này được cho là đã tăng so với dịp 30/4-1/5 từ 500.000-1.000.000 đồng/bộ, tùy từng thương hiệu và model.
    Quạt điện, giá cũng tăng từ 50.000-300.000 đồng/chiếc, tùy sản phẩm. Đặc biệt là quạt phun sương, do nhu cầu tăng cao nên giá cũng bị đẩy lên cao. Nhận định của các siêu thị điện máy thì nhu cầu về quạt điện tăng khoảng 15% so với đầu mùa nóng, đặc biệt trong đó quạt phun sương, nhu cầu tăng mạnh, tới 30% so với đầu mùa.

    Dè chừng chiêu trò “ảo”
    Lợi dụng nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, nhiều cửa hàng điện máy khách hàng rất dễ bị đánh tráo các sản phẩm không đúng chủng loại, dù tiền trả đúng. Nhiều cửa hàng thường dùng tem, nhãn của các model điều hòa mới, cao cấp, dán vào các model cũ, thấp cấp hơn rồi bán với giá model cao cấp mà khách hàng không hề biết.
    Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn thì đây mới chỉ là đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa hè này và chúng ta sẽ còn đón nhận nhiều đợt nắng nóng gay gắt hơn nữa. Do đó, bạn nên nên chuẩn bị sẵn những sản phẩm giải nhiệt vào thời điểm này để đảm bảo giữ sức khỏe cho người thân yêu trong gia đình mình.
    *** Bài viết liên quan:

    Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

    Chú ý bảo dưỡng điều hòa khi không sử dụng

    Chú ý bảo dưỡng điều hòa khi không sử dụng


    Bảo dưỡng điều hòa khi không sử dụng tránh nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày, giảm nguy cơ kẹt máy khi khởi động lại. Không bảo dưỡng dễ kẹt cháy
    Bảo dưỡng điều hòa khi không sử dụng tránh nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày, giảm nguy cơ kẹt máy khi khởi động lại.
    Không bảo dưỡng dễ kẹt cháy
    Vào mùa lạnh, ít có nhu cầu sử dụng điều hòa, đặc biệt là các máy điều hòa một chiều nên nhiều người thường chỉ ngắt át cho máy nghỉ mà không bảo dưỡng vì cho rằng chờ đến đầu mùa sau mới bảo dưỡng thì máy chạy sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, theo KS điện – điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự, việc lau chùi, bảo dưỡng cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày vào các chi tiết máy hay lưới lọc sẽ bị khô cứng lại, hoặc làm hoen rỉ các chi tiết kim loại vốn đã dễ bị lão hóa, thậm chí gây nguy cơ kẹt, cháy máy khi khởi động lại vào mùa sau.
    Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Đức Lợi, Viện Khoa học Nhiệt lạnh, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trước khi cho máy nghỉ lâu dài, người sử dụng cần cho chế độ quạt trong nhà (FAN MODE) chạy nhiều giờ để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng đọng trong máng. Sau đó cần vệ sinh phin lọc gió và lắp trở lại. Ngoài ra, người sử dụng nên ngắt áttomat, cầu dao hoặc rút phích cắm điều hòa để ngắt hoàn toàn khỏi lưới điện, tránh trường hợp sự cố lưới điện có thể phóng xung điện làm hỏng các mạch điều khiển.
    Chú ý bảo dưỡng điều hòa khi không sử dụngLau chùi, bảo dưỡng cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày các chi tiết máy
    vào mùa sau.
    Ngắt điện làm tốn tiền, mốc tủ
    Theo KS Nguyễn Huy Bạo, việc một số gia đình có thói quen rút điện cho tủ lạnh nghỉ vào mùa đông là sai lầm bởi dễ gây hỏng hóc máy hoặc hệ thống đường dẫn gas. Nguyên nhân là do trong thời gian dài không sử dụng, gas sẽ lắng xuống khiến hệ thống ống dẫn dễ bị khô, lão hóa, thậm chí hoen gỉ; khi hoạt động trở lại dễ gây hiện tượng sục gas, có bọt khí… Ngoài ra, nếu để tủ lạnh nghỉ trong mùa đông dài thì rất có thể hơi ẩm bên trong tủ lâu ngày bị đóng kín, bí hơi sinh ra mùi hôi, mốc do không được vệ sinh cẩn thận và lau khô trước khi không sử dụng. Cộng thêm thời gian để máy không chạy quá lâu và thời tiết ẩm ướt cũng làm tăng khả năng tủ bị mốc bên trong, xung quanh lớp gioăng cao su ở viền tủ và cánh tủ. Tốt nhất, cần lau tủ thật khô, sạch sẽ khi không sử dụng, thỉnh thoảng nên mở tủ ra cho thoáng khí và vệ sinh lại. Khi dùng lại có thể cắm điện cho tủ chạy không trước khi đưa thực phẩm vào khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo không khí bên trong sạch mùi ẩm mốc.
    Hơn thế, khi cho máy nghỉ trong thời gian dài cũng nên thi thoảng cho máy chạy nhằm giúp động cơ không bị ì, các chi tiết không bị ăn mòn dẫn đến hỏng hóc. Tuy nhiên, việc cứ đóng/ngắt điện thường xuyên cũng lại dễ làm hỏng động cơ. “Như vậy, việc cho tủ lạnh nghỉ vào mùa đông có thể tiết kiệm tiền điện, nhưng máy lại nhanh hỏng và nếu hỏng lốc hay phải bơm nạp gas thì chi phí còn tốn hơn nhiều”, KS Nguyễn Huy Bạo khuyến cáo.
    Đối với quạt điện, KS Nguyễn Huy Bạo cho biết, nên gỡ lồng và cánh quạt để làm vệ sinh sạch sẽ, nhỏ luyn hoặc dầu chạy động cơ vào các đầu trục của quạt trước khi đóng gói cất đi. Theo KS Nguyễn Huy Bạo, việc này sẽ giúp bảo dưỡng quạt tốt nhất, tránh khỏi bụi bẩn và nguy cơ bụi bám lâu ngày gây bó trục, khô động cơ khi dùng lại vào mùa sau.
    TS Trần Văn Thịnh, Trưởng Bộ môn Thiết bị Điện – Điện tử, Viện Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội lại nhấn mạnh đến việc bảo quản thiết bị điện trong mùa nồm ẩm vì các chi tiết, linh kiện điện tử của các thiết bị điện như quạt điều khiển từ xa, điều hòa… rất dễ bị hỏng hóc vào những ngày có độ ẩm trong không khí cao. Vào những ngày này nên thi thoảng đóng điện cho các thiết bị điện trong gia đình hoạt động để sấy khô các linh kiện bên trong. Tuy nhiên, cần chú ý không đóng điện trong những ngày quá ẩm vì khi đó thiết bị lại dễ bị ảnh hưởng ngược lại
    Vào mùa lạnh, ít có nhu cầu sử dụng điều hòa, đặc biệt là các máy điều hòa một chiều nên nhiều người thường chỉ ngắt át cho máy nghỉ mà không bảo dưỡng vì cho rằng chờ đến đầu mùa sau mới bảo dưỡng thì máy chạy sẽ tốt hơn.
    Bảo dưỡng điều hòa tại nhà
    Ảnh minh họa: Lau chùi, bảo dưỡng cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày các chi tiết máyvào mùa sau.
    Tuy nhiên việc lau chùi, bảo dưỡng cuối mùa sẽ tốt hơn, tránh được nguy cơ bụi bẩn bám lâu ngày vào các chi tiết máy hay lưới lọc sẽ bị khô cứng lại, hoặc làm hoen rỉ các chi tiết kim loại vốn đã dễ bị lão hóa, thậm chí gây nguy cơ kẹt, cháy máy khi khởi động lại vào mùa sau.
    Trước khi cho máy nghỉ lâu dài, người sử dụng cần cho chế độ quạt trong nhà (FAN MODE) chạy nhiều giờ để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng đọng trong máng. Sau đó cần vệ sinh phin lọc gió và lắp trở lại. Ngoài ra, người sử dụng nên ngắt áttomat, cầu dao hoặc rút phích cắm điều hòa để ngắt hoàn toàn khỏi lưới điện, tránh trường hợp sự cố lưới điện có thể phóng xung điện làm hỏng các mạch điều khiển.

    Ngắt điện làm tốn tiền, mốc tủ
    Việc một số gia đình có thói quen rút điện cho tủ lạnh nghỉ vào mùa đông là sai lầm bởi dễ gây hỏng hóc máy hoặc hệ thống đường dẫn gas. Nguyên nhân là do trong thời gian dài không sử dụng, gas sẽ lắng xuống khiến hệ thống ống dẫn dễ bị khô, lão hóa, thậm chí hoen gỉ; khi hoạt động trở lại dễ gây hiện tượng sục gas, có bọt khí…
    Ngoài ra, nếu để tủ lạnh nghỉ trong mùa đông dài thì rất có thể hơi ẩm bên trong tủ lâu ngày bị đóng kín, bí hơi sinh ra mùi hôi, mốc do không được vệ sinh cẩn thận và lau khô trước khi không sử dụng. Cộng thêm thời gian để máy không chạy quá lâu và thời tiết ẩm ướt cũng làm tăng khả năng tủ bị mốc bên trong, xung quanh lớp gioăng cao su ở viền tủ và cánh tủ.
    Tốt nhất, cần lau tủ thật khô, sạch sẽ khi không sử dụng, thỉnh thoảng nên mở tủ ra cho thoáng khí và vệ sinh lại. Khi dùng lại có thể cắm điện cho tủ chạy không trước khi đưa thực phẩm vào khoảng 1 – 2 tiếng để đảm bảo không khí bên trong sạch mùi ẩm mốc.
    Hơn thế, khi cho máy nghỉ trong thời gian dài cũng nên thi thoảng cho máy chạy nhằm giúp động cơ không bị ì, các chi tiết không bị ăn mòn dẫn đến hỏng hóc. Tuy nhiên, việc cứ đóng/ngắt điện thường xuyên cũng lại dễ làm hỏng động cơ. “Như vậy, việc cho tủ lạnh nghỉ vào mùa đông có thể tiết kiệm tiền điện, nhưng máy lại nhanh hỏng và nếu hỏng lốc hay phải bơm nạp gas thì chi phí còn tốn hơn nhiều”, KS Nguyễn Huy Bạo khuyến cáo.
    Đối với quạt điện nên gỡ lồng và cánh quạt để làm vệ sinh sạch sẽ, nhỏ luyn hoặc dầu chạy động cơ vào các đầu trục của quạt trước khi đóng gói cất đi. Việc này sẽ giúp bảo dưỡng quạt tốt nhất, tránh khỏi bụi bẩn và nguy cơ bụi bám lâu ngày gây bó trục, khô động cơ khi dùng lại vào mùa sau.
    Việc bảo quản thiết bị điện trong mùa nồm ẩm vì các chi tiết, linh kiện điện tử của các thiết bị điện như quạt điều khiển từ xa, điều hòa… rất dễ bị hỏng hóc vào những ngày có độ ẩm trong không khí cao. Vào những ngày này nên thi thoảng đóng điện cho các thiết bị điện trong gia đình hoạt động để sấy khô các linh kiện bên trong. Tuy nhiên, cần chú ý không đóng điện trong những ngày quá ẩm vì khi đó thiết bị lại dễ bị ảnh hưởng ngược lại.
    *** Bài viết liên quan:

    Phân Phối Điều Hòa 24h

    Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

     
    Design by phanphoidieuhoa.vn | Phân Phối Điều Hòa 24h | Phân Phối Điều Hòa 24h | Phân Phối Điều Hòa 24h