Phân Phối Điều Hòa 24h

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh cho máy lạnh cần chú ý điều gì?

Một trong những yếu tố quan trọng khi lắp đặt đặt điều hòa là vị trí lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh

Lắp đặt dàn nóng, dàn lạnh cho máy lạnh cần chú ý điều gì?
Một trong những yếu tố quan trọng khi lắp đặt đặt điều hòa là vị trí lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh.
Vị trí lắp đặt dàn nóng
Khi có ý định lắp đặt điều hòa cho gia đình cũng là lúc bạn cần xác định xem nên đặt dàn nóng ở đâu. Khi lắp đặt bạn phải đảm bảo vị trí đó tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về khoảng cách cũng như sự chênh lệch về độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh như trong yêu cầu kĩ thuật của hãng sản xuất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng dàn nóng phải luôn được đặt ở vị trí thoáng mát.
Nguyên nhân là do nhiệt độ ở dàn nóng càng thấp thì hiệu quả sử dụng của điều hòa càng cao. Tuy nhiên bạn cũng không nên đặt dàn nóng ở nơi quá cao, sẽ gây ra khó khăn cho việc bảo dưỡng điều hòa hay sửa chữa mỗi khi có sự cố. Và điều bạn cần tuyệt đối lưu ý đó là không sử dụng các vật dụng để che chắn, bảo vệ dàn nóng.
Vị trí lắp đặt dàn lạnh
Bên cạnh vị trí lắp đặt dàn nóng thì vị trí lắp đặt dàn lạnh cũng vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của điều hòa trong căn phòng của bạn. Khi lựa chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh bạn nên chú ý đến nội thất của căn phòng, cần đảm bảo chắc chắn rằng ở vị trí đó thì điều hòa có thể cung cấp được hơi lạnh cho cả căn phòng.
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn vị trí lắp đặt sao cho phù hợp, thuận lợi cho việc sửa chữa và bảo dưỡng hay bạn tuyệt đối không nên lắp đặt dàn lạnh tại các thiết bị điện tử khác. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễu tín hiệu, gây khó khăn cho bạn trong quá trình điều khiển.

Vị trí lắp đặt dàn nóng

Khi có ý định lắp đặt điều hòa cho gia đình cũng là lúc bạn cần xác định xem nên đặt dàn nóng ở đâu. Khi lắp đặt bạn phải đảm bảo vị trí đó tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về khoảng cách cũng như sự chênh lệch về độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh như trong yêu cầu kĩ thuật của hãng sản xuất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng dàn nóng phải luôn được đặt ở vị trí thoáng mát.
Nguyên nhân là do nhiệt độ ở dàn nóng càng thấp thì hiệu quả sử dụng của điều hòa càng cao. Tuy nhiên bạn cũng không nên đặt dàn nóng ở nơi quá cao, sẽ gây ra khó khăn cho việc bảo dưỡng điều hòa hay sửa chữa mỗi khi có sự cố. Và điều bạn cần tuyệt đối lưu ý đó là không sử dụng các vật dụng để che chắn, bảo vệ dàn nóng.
Vị trí dàn nóng, dàn lạnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định

Vị trí lắp đặt dàn lạnh

Bên cạnh vị trí lắp đặt dàn nóng thì vị trí lắp đặt dàn lạnh cũng vô cùng quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của điều hòa trong căn phòng của bạn. Khi lựa chọn vị trí lắp đặt dàn lạnh bạn nên chú ý đến nội thất của căn phòng, cần đảm bảo chắc chắn rằng ở vị trí đó thì điều hòa có thể cung cấp được hơi lạnh cho cả căn phòng.
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn vị trí lắp đặt sao cho phù hợp, thuận lợi cho việc sửa chữa và bảo dưỡng hay bạn tuyệt đối không nên lắp đặt dàn lạnh tại các thiết bị điện tử khác. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễu tín hiệu, gây khó khăn cho bạn trong quá trình điều khiển.

4 tiêu chí khi chọn điều hòa cho gia đình

Để chọn mua được chiếc máy điều hòa phù hợp với gia đình bạn nên tham khảo những tiêu chí đánh giá dưới đây:
4 tiêu chí khi chọn điều hòa cho gia đình
Tương thích với diện tích phòng, tiết kiệm điện, dễ vệ sinh, lau chùi… là những tiêu chí các gia đình nên cân nhắc khi chọn mua điều hoà.
Phù hợp với diện tích phòng
Yếu tố đầu tiên để chọn một chiếc điều hoà cho gia đình là công suất hợp với không gian và diện tích căn phòng. Một chiếc điều hoà công suất thấp sẽ không thể “tải” nổi một căn phòng quá lớn, còn ngược lại thì gây lãng phí điện năng.
Những phòng có diện tích nhỏ hơn 15 m2 nên dùng máy điều hòa có công suất 9.000 BTU/h (tương đương điều hòa một ngựa). Con số tương ứng được khuyên dùng cho phòng từ 15 m2 đến 25 m2 và từ 25 m2 đến 35 m2 lần lượt là 12.000 BTU/h (tương đương điều hòa 1,5 ngựa) và 18.000 BTU/h (tương đương điều hòa 2 ngựa).
Tiết kiệm điện
Nhu cầu sử dụng điều hoà nhiều vào mùa hè sẽ khiến chi phí sinh hoạt tăng cao. Do đó, một chiếc điều hoà hoạt động tốt, ổn định và tiết kiệm điện luôn là niềm mơ ước của những gia đình có thu nhập ở mức vừa và thấp.
Hiện nay, trên thị trường đã phổ biến hệ thống động cơ thông minh PAM Inverter, kiểm soát và tiêu thụ tới 98% nguồn điện đầu vào, giúp hạn chế tối đa điện năng thất thoát. Động cơ này được biết đến ở một số dòng điều hoà gây chú ý trên thị trường hiện nay như Mr. Slim của Mitsubishi Electric.
Hệ thống màng lọc vi khuẩn
Một trong những tác dụng khác của điều hoà là giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa hay các tác nhân gây dị ứng trong căn phòng. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý của các gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ khi chọn mua điều hoà.
Không khó để tìm thấy tiện ích này ở các dòng điều hoà trên thị trường hiện nay. Rất nhiều nhà sản xuất đã đưa vào sản phẩm hệ thống màng lọc Enzymne cao cấp, giúp lọc và loại bỏ tối đa các phôi vi khuẩn, mang lại một bầu không khí trong lành, tươi mát.
Hệ thống màng lọc vi khuẩn là tiêu chí quan trọng được các hãng sản xuất điều hoà đưa vào trong các sản phẩm gần đây.
Hệ thống màng lọc vi khuẩn là tiêu chí quan trọng được các hãng sản xuất điều hoà đưa vào trong các sản phẩm gần đây.
Dễ vệ sinh, lau chùi khi bảo dưỡng
Để điều hoà sử dụng được lâu bền và êm ái, chủ nhân cần lưu ý bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần, thường là vào đầu mùa hè. Những chiếc máy điều hoà với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ tháo lắp và có thể vệ sinh bằng tay cũng là một điểm cộng khác mà các gia đình nên lưu ý khi chọn mua.

Phù hợp với diện tích phòng

Yếu tố đầu tiên để chọn một chiếc điều hoà cho gia đình là công suất hợp với không gian và diện tích căn phòng. Một chiếc điều hoà công suất thấp sẽ không thể “tải” nổi một căn phòng quá lớn, còn ngược lại thì gây lãng phí điện năng.
Những phòng có diện tích nhỏ hơn 15 m2 nên dùng máy điều hòa có công suất 9.000 BTU/h (tương đương điều hòa một ngựa). Con số tương ứng được khuyên dùng cho phòng từ 15 m2 đến 25 m2 và từ 25 m2 đến 35 m2 lần lượt là 12.000 BTU/h (tương đương điều hòa 1,5 ngựa) và 18.000 BTU/h (tương đương điều hòa 2 ngựa).


Những tiêu chí để lựa chọn máy điều hòa phù hợp

Tiết kiệm điện

Nhu cầu sử dụng điều hoà nhiều vào mùa hè sẽ khiến chi phí sinh hoạt tăng cao. Do đó, một chiếc điều hoà hoạt động tốt, ổn định và tiết kiệm điện luôn là niềm mơ ước của những gia đình có thu nhập ở mức vừa và thấp.
Hiện nay, trên thị trường đã phổ biến hệ thống động cơ thông minh PAM Inverter, kiểm soát và tiêu thụ tới 98% nguồn điện đầu vào, giúp hạn chế tối đa điện năng thất thoát.

Hệ thống màng lọc vi khuẩn

Một trong những tác dụng khác của điều hoà là giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa hay các tác nhân gây dị ứng trong căn phòng. Đây cũng là một điểm đáng lưu ý của các gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ khi chọn mua điều hoà.
Không khó để tìm thấy tiện ích này ở các dòng điều hoà trên thị trường hiện nay. Rất nhiều nhà sản xuất đã đưa vào sản phẩm hệ thống màng lọc Enzymne cao cấp, giúp lọc và loại bỏ tối đa các phôi vi khuẩn, mang lại một bầu không khí trong lành, tươi mát.
Hệ thống màng lọc vi khuẩn là tiêu chí quan trọng được các hãng sản xuất điều hoà đưa vào trong các sản phẩm gần đây.Hệ thống màng lọc vi khuẩn là tiêu chí quan trọng được các hãng sản xuất điều hoà đưa vào trong các sản phẩm gần đây.

Dễ vệ sinh, lau chùi khi bảo dưỡng

Để điều hoà sử dụng được lâu bền và êm ái, chủ nhân cần lưu ý bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần, thường là vào đầu mùa hè. Những chiếc máy điều hoà với thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ tháo lắp và có thể vệ sinh bằng tay cũng là một điểm cộng khác mà các gia đình nên lưu ý khi chọn mua.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Tư vấn hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tại nhà

Máy lạnh (máy điều hoà) là vật dụng không thể thiếu trong gia đình vào mùa nóng. Việc sử dụng máy lạnh trong thời gian dài khiến cho các lớp bụi dễ dàng bám vào trong máy, gây cản trở sự trao đổi nhiệt. Đó là nguyên nhân của hiện tượng máy không lạnh, hơi lạnh yếu. Để khắc phục tình trạng này cần thiết phải vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Bên cạnh chọn lựa các dịch vụ sửa chữa bảo hành máy lạnh, người dùng vẫn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà.
Tư vấn hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tại nhà
Máy lạnh (máy điều hoà) là vật dụng không thể thiếu trong gia đình vào mùa nóng. Việc sử dụng máy lạnh trong thời gian dài khiến cho các lớp bụi dễ dàng bám vào trong máy, gây cản trở sự trao đổi nhiệt. Đó là nguyên nhân của hiện tượng máy không lạnh, hơi lạnh yếu. Để khắc phục tình trạng này cần thiết phải vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Bên cạnh chọn lựa các dịch vụ sửa chữa bảo hành máy lạnh, người dùng vẫn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà.
Dưới đây là các bước tự vệ sinh máy lạnh tại nhà mà người dùng có thể sử dụng.
1. Chuẩn bị:
1.1. Bơm tăng áp
Bơm tăng áp là loại máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm này rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần.
1.2. Máng tôn hoặc võng hứng nước bẩn
Cần có một chiếc máng tôn hoặc võng vải nilon chiều dài tương đương với giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh.
1.3. Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
1.4. Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần thiết phải pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
1.5. Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
1.6. Nước rửa bát hoặc chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.
2. Quy trình thực hiện vệ sinh máy lạnh tại nhà :
Bật máy lạnh và kiểm tra sự hoạt động của máy lạnh xem có điều gì bất ổn không. Nếu máy toả hơi lạnh yếu hoặc không lạnh thì cần phải vệ sinh ngay.
Vệ sinh mặt trước, bao gồm tấm chắn và lưới lọc của giàn lạnh.
- Ngắt điện máy lạnh, dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên vỏ giàn lạnh để tháo phần vỏ nhựa bên ngoài ra. Nhấc mặt trước lên cao hơn chiều ngang và kéo ra để nhấc phần vỏ nhưa bên ngoài này ra. Sau đó tháo các tấm lọc bụi ra khỏi giàn lạnh. Sua May Lanh
- Rửa nhẹ nhàng với nước và một miếng bọt biển nhỏ. Khi rửa không được ấn quá mạnh. Khi sử dụng chất tẩy rửa trung tính phải rửa nhẹ nhàng.
- Dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy.
- Không làm khô máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
3. Vệ sinh giàn lạnh, lá kim loại của giàn lạnh.
- Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch giàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào.
- Treo cố định túi nilon tự chế hoặc máng tôn hoặc võng vải nilon để hứng nước bẩn chảy xuống phía dưới.
- Dùng bình xịt nước áp lực xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước.
- Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.
4.Vệ sinh giàn nóng
- Tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
- Có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt giàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn.
5. Gắn lại mặt trước máy lạnh
- Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa, hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho thiết bị khô.
- Bật máy lạnh và kiểm tra lại máy lạnh có hoạt động tốt không.

Dưới đây là các bước tự vệ sinh máy lạnh tại nhà:

1. Chuẩn bị:

1.1. Bơm tăng áp
Bơm tăng áp là loại máy bơm nước với áp suất cao dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng, giàn lạnh rất hiệu quả. Cách sử dụng bơm này rất đơn giản, chỉ cần cắm một đầu vòi vào chậu nước, đầu kia bấm nút để xịt nước bất cứ khi nào cần.
1.2. Máng tôn hoặc võng hứng nước bẩn
Cần có một chiếc máng tôn hoặc võng vải nilon chiều dài tương đương với giàn lạnh và có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh.
1.3. Tuốc-nơ-vít dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
1.4. Nguồn nước sạch để xịt rửa, không cần thiết phải pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không quá bụi bẩn.
1.5. Giẻ sạch hoặc túi nilon dùng để ngăn không cho nước bắn vào bo mạch điện tử gây hỏng.
1.6. Nước rửa bát hoặc chất tẩy tương tự để lau chùi lớp vỏ nhựa giàn lạnh.
Tự vệ sinh máy lạnh tại nhà bằng các bước đơn giản

2. Quy trình thực hiện vệ sinh máy lạnh tại nhà:

Bật máy lạnh và kiểm tra sự hoạt động của máy lạnh xem có điều gì bất ổn không. Nếu máy toả hơi lạnh yếu hoặc không lạnh thì cần phải vệ sinh ngay.Vệ sinh mặt trước, bao gồm tấm chắn và lưới lọc của giàn lạnh.
- Ngắt điện máy lạnh, dùng tuốc-nơ-vít tháo các ốc bắt trên vỏ giàn lạnh để tháo phần vỏ nhựa bên ngoài ra. Nhấc mặt trước lên cao hơn chiều ngang và kéo ra để nhấc phần vỏ nhưa bên ngoài này ra. Sau đó tháo các tấm lọc bụi ra khỏi giàn lạnh.
- Rửa nhẹ nhàng với nước và một miếng bọt biển nhỏ. Khi rửa không được ấn quá mạnh. Khi sử dụng chất tẩy rửa trung tính phải rửa nhẹ nhàng.
- Dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy.
- Không làm khô máy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

3. Vệ sinh giàn lạnh, lá kim loại của giàn lạnh.

- Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch giàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào.
- Treo cố định túi nilon tự chế hoặc máng tôn hoặc võng vải nilon để hứng nước bẩn chảy xuống phía dưới.
- Dùng bình xịt nước áp lực xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước.
- Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.

4.Vệ sinh giàn nóng

- Tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.
- Có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt giàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn.

5. Gắn lại mặt trước máy lạnh

- Sau khi hoàn tất phần xịt rửa giàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch phần vỏ nhựa, hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho thiết bị khô.
- Bật máy lạnh và kiểm tra lại máy lạnh có hoạt động tốt không.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Để máy lạnh giúp bạn đánh tan cơn nóng mùa hè

Bắt đầu vào mùa nóng, máy lạnh trở thành một vật dụng không thể thiếu với người tiêu dùng, nhất là vào mùa nóng sắp tới. Đối với người dân thành phố nơi đất chật người đông thì một chiếc máy lạnh như vật cứu tinh cho mùa hè.

Nhưng như thế, việc sử dụng máy lạnh liên tục sẽ làm hao phí rất nhiều điện năng và khiến chi phí hàng tháng của gia đình sẽ bị đội lên khá cao. Vậy việc lựa chọn và sử dụng máy lạnh như thế nào để tiết kiệm hơn đang được rất nhiều người quan tâm.
Đầu tiên, các bạn phải lựa chọn cho mình chính xác dòng máy lạnh thích hợp. Nếu bạn sử dụng máy lạnh thường xuyên và liên tục, tốt nhất nên chọn dòng máy lạnh tiết kiệm điện để chúng ta có thể giảm bớt hao phí điện năng. Bạn nên suy nghĩ vấn đề này trước khi lựa chọn máy lạnh cho mình.
Điều hòa nhiệt độ đánh tan cái nóng mùa hè
Tránh trường hợp xảy ra chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa phòng bật máy lạnh và bên ngoài. Vì như thế máy sẽ phải hoạt động với công suất cao liên tục, tiêu tốn điện năng là điều không thể tránh khỏi.
Nên bảo trì, vệ sinh máy thường xuyên khoảng 3-4 tháng/lần, chậm nhất là 6 tháng để tránh đóng bụi vào tấm lọc, cánh quạt…Như thế không những bảo vệ sức khỏe cho bản thân người dùng mà còn kéo dài tuổi thọ của máy, giúp tiết kiệm điện năng.
Chúng ta hãy lựa chọn và sử dụng đúng cách máy lạnh để trong mùa nóng này mát mẻ luôn quanh bạn mà không phải lo về vấn đề chi phí điện hàng tháng.

Cách lựa chọn công suất máy lạnh phù hợp

Mùa nóng là thời điểm nhu cầu sử dụng máy lạnh tăng cao, bởi chiếc máy này hữu ích trong việc làm mát và điều hòa không khí. Những không phải ai cũng biết lựa chọn cho gia đình của mình chiếc máy lạnh có công suất phù hợp.
Một máy lạnh có công suất quá lớn không đem lại cho bạn sự thoải mái hơn, mà có thể đồng nghĩa với việc bạn phải mua với giá cao hơn và hoá đơn tiền điện hàng tháng sẽ tăng vọt. Ngược lại, máy có công suất nhỏ hơn yêu cầu, sẽ không cung cấp đủ độ lạnh cần thiết và hơn thế nữa máy có thể ” Rớt lock” bất cứ lúc nào nếu chạy liên tục trong tình trạng thiếu công suất và nếu phải thay lock thì giá tiền có thể = 2/3 giá máy.
Tư vấn cách chọn công suất máy lạnh đơn giản : Đối với các hộ gia đình nhỏ, có thể dùng loại hai cục (Spilit type) hoặc một cục tuỳ theo cấu trúc nhà. Phòng có diện tích từ 9 ~ 14.5 m2 có thể gắn máy công suất 9.000 BTU/h (một ngựa), diện tích từ 15 ~ 20 m2 gắn máy 12.000 BTU/h (1,5 ngựa), diện tích từ 20 ~ 30 m2 gắn máy 18.000 BTU/h (2 ngựa), diện tích từ 30 ~ 45 m2 gắn máy 24.000 BTU/h (2.5 ngựa).
Lựa chọn công suất máy lạnh phù hợp
Và để chọn mua máy lạnh có công suất phù hợp, khoảng không gian trong phòng lớn hay nhỏ là yếu tố đầu tiên cần tính đến. Tuy nhiên, việc tính toán công suất máy lạnh dựa trên chiều dài, rộng, cao của căn phòng chỉ là sự tính toán bước đầu, công suất của máy lạnh còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Do đó, khi mua máy lạnh, bạn cần biết một số điều cơ bản sau:
– Dòng nhiệt sinh ra từ trang thiết bị, con người: Những máy móc thiết bị và “hơi” người trong phòng sẽ sinh ra dòng nhiệt, nên công suất máy lạnh mà bạn chọn sẽ phải tính đến yếu tố phòng bạn thường có bao nhiêu người, đặt những trang thiết bị gì?, để cân đối lượng nhiệt phát ra và công suất máy. sửa chữa cây nóng lạnh.
– Ảnh hưởng của mặt trời: Những yếu tố nhiệt bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến độ lạnh của phòng. Bạn hãy xem phòng bạn là hướng đông hay Tây, có bị ảnh hưởng bởi mặt trời không. Loại màn cửa mà bạn đang sử dụng dày hay mỏng, khả năng cản sức nóng nhiều hay ít?
– Tường và trần nhà: Vật liệu làm tường và trần nhà của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạnh của máy. Khi tường và trần nhà không được cách nhiệt tốt, hệ số truyền nhiệt tăng lên, kéo theo chi phí cho năng suất lạnh của máy cũng tăng theo.ngoài ra màu sắc cúng ảnh hưởng đến việc hấp thụ nhiệt. Màu sáng sẽ ít hấp thụ nhiệt nên sẽ đõ tổn hao công suất lạnh.
– Hệ thống thông gió: Nếu hệ thống thông gió hoạt động quá tốt (quạt hút, khe hở, cửa đóng mở liên tục, quá trình lạnh sẽ lâu hơn và máy hoạt động nhiều dẫn đến tăng điện năng tieu thụ. Do đó khi trang bị máy lạnh, bạn nên hạn chế việc thông gió bên trong không gian điều hòa với môi trường bên ngoài.
– Ánh sáng: Các loại đèn khác nhau sẽ sinh ra nhiệt khác nhau. Đèn huỳnh quang phát nhiệt ít hơn các loại đèn khác, điều đó cũng có nghĩa chi phí cho năng suất lạnh của máy sẽ giảm đi.
Như vậy, khi mua máy lạnh cần xem xét, tính toán tất cả các yếu tố có thể tác động đến hoạt động của máy để có thể chọn cho mình một máy lạnh có công suất phù hợp nhất. và muốn được đều đó bạn cần chuyên gia tư vấn am hiểu về chuyên môn củng như giá cả thị trường để tư vấn cho bạn rõ ràng nhất.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Cách bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ trước khi vào hè

Bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ trước khi vào hè là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Nhưng không phải ai cũng biết về điều này. Vì vậy hãy giành ra một khoảng thời gian để kiểm tra và chăm sóc cho chiếc điều hòa nhiệt độ trước khi mùa nóng sắp tới. Bảo dưỡng điều hòa định kỳ có thể tăng độ bền của máy

Cách bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ trước khi vào hè
Bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ trước khi vào hè là cực kỳ cần thiết và quan trọng. Nhưng không phải ai cũng biết về điều này. Vì vậy hãy giành ra một khoảng thời gian để kiểm tra và chăm sóc cho chiếc điều hòa nhiệt độ trước khi mùa nóng sắp tới.
Bảo dưỡng điều hòa định kỳ có thể tăng độ bền của máy
Rất nhiều gia đình có thói quen chỉ bảo dưỡng điều hòa khi thiết bị hết gas hay hỏng hóc. Hãy biết rằng đây là một thói quen sai lầm. Muốn đảm bảo được chiếc điều hòa nhiệt độ của gia đình mình hoạt động có hiệu quả và bền nhất, hãy nên có thói quen bảo dưỡng điều hòa định kỳ.
Cũng giống như các thiết bị điện máy khác, điều hòa không khí được cấu tạo bởi các chi tiết phức tạp cả ở giàn nóng và giàn lạnh. Sau một thời gian hoạt động, các chi tiết máy có thể hao mòn và tính năng giảm đi tùy theo điều kiện và tần suất sử dụng. Bởi vậy, bảo dưỡng điều hòa định kỳ là điều vô cùng cần thiết để có thể nhanh chóng điều chỉnh , thay thế thiết bị kịp thời nhằm duy trì tính năng của thiết bị.
Các chuyên gia điện máy cho biết, thời gian bảo dưỡng điều hòa định kỳ tốt nhất nên là khoảng 6 tháng/ lần. Nếu tần suất sử dụng lớn hơn, 1 năm bạn nên bảo dưỡng điều hòa khoảng 3 lần. Ở Việt Nam, chớm hè bao giờ cũng là thời gian lý tưởng nhất để kiểm tra và bảo dưỡng các máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình.
Đối với điều hòa một chiều, bạn có thể kiểm tra hoạt động của máy khi không sử dụng trong một thời gian dài mùa đông. Còn đối với các máy điều hòa nhiệt độ hai chiều hoạt động thường xuyên thì cũng là lúc bạn nên kiểm tra định kỳ và bổ sung gas cho máy.
Các bước bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ
Vệ sinh các chi tiết máy ở cả dàn nóng và dàn lạnh là các bước cần thiết nhất khi bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ
Những việc cần làm khi bảo dưỡng máy điều hòa nhiệt độ là: vệ sinh hai dàn nóng, lạnh; kiểm tra các kết nối và ống dẫn; kiểm tra hệ thống làm lạnh; kiểm tra bộ tỏa nhiệt và phiến tỏa nhiệt, kiểm tra áp suất gas và bơm chất dung môi làm lạnh…
Nếu các máy điều hòa nhiệt độ của gia đình đã thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ, bạn có thể tự kiểm tra và thực hiện các bước bảo dưỡng cơ bản cho máy như: vệ sinh hoặc thay thế lưới (phin) lọc khí , kiểm tra hệ thống thoát nước, vệ sinh mặt nạ…
Đối với các dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp, hãy đảm bảo thợ bảo dưỡng thực hiện  đầy đủ các bước kiểm tra và vệ sinh cần thiết cho cả dàn nóng và dàn lạnh, hoặc thực hiện đủ các dịch vụ đã có trong hợp đồng
Rất nhiều gia đình có thói quen chỉ bảo dưỡng điều hòa khi thiết bị hết gas hay hỏng hóc. Hãy biết rằng đây là một thói quen sai lầm. Muốn đảm bảo được chiếc điều hòa nhiệt độ của gia đình mình hoạt động có hiệu quả và bền nhất, hãy nên có thói quen bảo dưỡng điều hòa định kỳ.
Cũng giống như các thiết bị điện máy khác, điều hòa không khí được cấu tạo bởi các chi tiết phức tạp cả ở giàn nóng và giàn lạnh. Sau một thời gian hoạt động, các chi tiết máy có thể hao mòn và tính năng giảm đi tùy theo điều kiện và tần suất sử dụng. Bởi vậy, bảo dưỡng điều hòa định kỳ là điều vô cùng cần thiết để có thể nhanh chóng điều chỉnh , thay thế thiết bị kịp thời nhằm duy trì tính năng của thiết bị.
Bảo dưỡng điều hòa trước khi vào hè
Các chuyên gia điện máy cho biết, thời gian bảo dưỡng điều hòa định kỳ tốt nhất nên là khoảng 6 tháng/ lần. Nếu tần suất sử dụng lớn hơn, 1 năm bạn nên bảo dưỡng điều hòa khoảng 3 lần. Ở Việt Nam, chớm hè bao giờ cũng là thời gian lý tưởng nhất để kiểm tra và bảo dưỡng các máy điều hòa nhiệt độ trong gia đình.
Đối với điều hòa một chiều, bạn có thể kiểm tra hoạt động của máy khi không sử dụng trong một thời gian dài mùa đông. Còn đối với các máy điều hòa nhiệt độ hai chiều hoạt động thường xuyên thì cũng là lúc bạn nên kiểm tra định kỳ và bổ sung gas cho máy.Các bước bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ Vệ sinh các chi tiết máy ở cả dàn nóng và dàn lạnh là các bước cần thiết nhất khi bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ.
Những việc cần làm khi bảo dưỡng máy điều hòa nhiệt độ là: vệ sinh hai dàn nóng, lạnh; kiểm tra các kết nối và ống dẫn; kiểm tra hệ thống làm lạnh; kiểm tra bộ tỏa nhiệt và phiến tỏa nhiệt, kiểm tra áp suất gas và bơm chất dung môi làm lạnh…
Nếu các máy điều hòa nhiệt độ của gia đình đã thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ, bạn có thể tự kiểm tra và thực hiện các bước bảo dưỡng cơ bản cho máy như: vệ sinh hoặc thay thế lưới (phin) lọc khí , kiểm tra hệ thống thoát nước, vệ sinh mặt nạ…
Đối với các dịch vụ bảo dưỡng chuyên nghiệp, hãy đảm bảo thợ bảo dưỡng thực hiện  đầy đủ các bước kiểm tra và vệ sinh cần thiết cho cả dàn nóng và dàn lạnh, hoặc thực hiện đủ các dịch vụ đã có trong hợp đồng.
Tags:  điều hòa trane, sử dụng điều hòa sử dụng điều hòa đúng cáchcách sử dụng điều khiển điều hòa

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Giới thiệu

CÔNG TY TNHH XÂY LẮP VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Công ty TNHH Xây lắp và Thiết bị KHKT Công Nghiệp tiền thân là công ty phát triển công nghệ và thương mại quốc bắt đầu hoạt động từ tháng 4 năm 1992 công ty TNHH Xây Lắp & Thiết bị KHKT Công Nghiệp được thành lập.
Tên gọi đầy đủ: CÔNG TY TNHH XÂY LẮP & THIẾT BỊ KHKT CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP
Tên giao dịch quốc tế: Construction technological and scientific equipmentand Industry Company limited
Tên viết tắt: ITESIC CO.,LTD
Địa chỉ:Số 23/13 Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 16/85 Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Số 16/85 Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tel:  (84 4) 3 633 3742 - Fax:  (84 4) 3 633 7548
Tel:  (84 4) 3 633 3742 - Fax:  (84 4) 3 633 7548
Logo 

Với chức năng kinh doanh của mình công ty đã lựa chọn mặt hàng kinh doanh chủ yếu là cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hòa thông gió... và các loại thiết bị như máy điều hòa không khí. Đây là phương hướng kinh doanh chủ đạo của công ty bởi thị trường Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn về mặt hàng điện lạnh. Đối tượng khách hàng của chúng tôi tương đối rộng bao gồm các dự án, công trình các doanh nghiệp và cá nhân người tiêu dùng.
Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã thi công nghiều công trình cung cấp và lắp đặt máy điều hòa không khí cho các công trình như: Ban quản lý dự án HS97 - Bộ công an, Nhà máy A38 - Bộ quốc phòng, Nhà Máy M1 - Bộ quốc phòng ...; Cung cấp và lắp đặt hệ thống thang máy cho ban quản lý dự án HS97 - Bộ công an, Nhà máy Z123 - Bộ quốc phòng... Công ty đã thi công nhiều công trình điện khí hóa cho các xã, đường dây và trạm biến áp đến 35KV tại các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Giang và Hà Nội. Các công trình đã thi công điều được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng, kỹ kỹ thuật và tiến độ thi công. Dưới sự lãnh đạo của các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo công ty đã chủ động duy trì và đẩy mạnh quan hệ buôn bán, không ngừng tìm kiếm thị trường và khách hàng mới. Để có lượng hàng thường xuyên cung cấp cho thị trường công ty đã tiến hành dự trữ bảo quản một số mặt hàng chủ yếu tổ chức tốt hệ thống kho hàng.
Công ty ITESIC đã được một số hãng nổi tiếng trên thế giới về sản phẩm điều hòa không khí như TRANE (Mỹ), MITSUBISHI (Nhật),LG (Hàn Quốc), TOSHIBA (Nhật),  DAIKIN (Nhật) ... được ủy quyền cung cấp và lắp đặt thiết bị trên thị trường Việt Nam.
Các ngành kinh doanh chính:
  • Sản xuất, lắp đặt điều hòa không khí, máy phát điện, hệ thống thang máy tải khách, thiết bị sử lý môi trường, hệ thống tổng đài điện thoại
  • Buôn bán vật, thiết bị y tế, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật
  • Dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các sản phẩm công ty kinh doanh.
  • Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi ( thi công đường san nền, đào đắp kênh, hố xây kè, đập, mương máng, công trình thoát nước)
  • Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật
  • Thi công, xây lắp các công trình điện, trạm biến áp và đường dây đến 220kv

Những lưu ý khi bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ

Mùa nóng đến, nhu cầu sử dụng điều hòa tăng cao, đây cũng là các nguy cơ tiềm ẩn phát sinh các sự cố điều hòa như chảy nước, hỏng mạch, chập cháy do chạy quá công suất… Chính vì thế mà việc bảo dưỡng điều hòa, làm sạch và vệ sinh điều hòa cũng như tìm hiểu cách sử dụng điều hòa là một việc cần thiết.


1. Về thời gian thực hiện quá trình bảo dưỡng
Điều hòa gồm rất nhiều các linh kiện, hầu như các linh kiện trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với không khí bụi bẩn bên ngoài. Các linh kiện đó bao gồm:
Cục nóng: đây là phần tiếp xúc nhiều nhất với môi trường ngoài chính vì thế việc vệ sinh cục nóng là thật sự cần thiết bao gồm việc vệ sinh xịt rửa vỏ máy, cánh quạt, tra dầu bôi trơn quạt nếu cần thiết. Thời gian vệ sinh cục nóng chúng tôi khuyến nghị từ 3-5 tháng.
Ống dẫn gas, dẫn nước, dây điện: các bộ phận này tuy được bảo vệ bằng các lớp bảo ôn, băng bọc tuy nhiên vẫn phát sinh các sự cố như rò rỉ đường ống, nguyên nhân là do các mối nối  (hàn hay bắt giắc co)chưa đảm bảo yêu cầu. Theo thống kê của chúng tôi có tới 60% hiện tượng máy mất gas là do đường ống. Do đó việc kiểm tra đường ống trong quá trình bảo dưỡng là cần thiết. Thời gian quy định là 1-2 lần trong vòng đời sử dụng máy.
Mặt lạnh: các bộ phận cần được vệ sinh ở mặt lạnh gồmLưới lọc không khí : Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửa sạch 1 lần, cách rửa như sau: Tháo mặt máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, lưới lọc làm bằng nilông, không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sây (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.
Phiến tỏa nhiệt: Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ. Thời gian vệ sinh là từ 3-5 tháng.
Những lưu ý khi bảo dưỡng điều hòa nhiệt độ

2. Một vài lưu ý thêm về các bộ phận khác

+) Bảo vệ hệ thống làm lạnh, bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dấn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.
+) Phải sử dụng cầu chì (hoặc áp tô mát) đúng quy cách theo chỉ tiêu kỹ thuật đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của máy).
+) Sau khi tắt máy (hoặc mất điện) phải đợi 2 phút sau mới được mở máy nếu chưa đủ 2 phút đã mở máy thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu. Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhẩy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ.
+) Về mùa hè sau khi máy hoạt động, nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30oC). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30oC) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.
+) Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện, phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt, không bị rò điện, không bị mốc mục.
+) Các phích cắm, ổ cắm điện phải tốt, không lỏng lẻo.
+) Phải chú ý đến những âm thanh lạ phát ra từ máy điều hoà như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ có điện hoặc vỏ máy rung động… phải lập tức ngừng máy tìm nguyên nhân, không dùng cố, khi có tiếng lạ phát ra, tránh để máy hỏng nặng thêm.
+) Nửa năm dùng chổi lông mềm quét bộ phận bên ngoài 1 lần cho hết bụi bẩn. Mỗi năm cho dầu mỡ ổ trục quạt gió 1 lần. Bộ làm lạnh không cần xử lý chỉ cần chải quét bụi bẩn bên ngoài.
+) Nếu máy làm lạnh bằng nước thì khi máy đang chạy không được đóng van nước. Cách 1 đến 2 tháng quét bụi cho máy lạnh bằng gió ở phía ngoài trời. Về mùa đông, ở xứ lạnh phải thả hết nước trong ống của bộ làm lạnh đề phòng nước đóng băng làm nứt đường ống và phá hỏng máy.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Cách chọn mua máy điều hòa nhiệt độ và những điều cần phải biết

Thời điểm mùa nóng cao điểm sắp tới khiến nhu cầu lắp đặt và sử dụng điều hòa tăng cao hơn bao giờ hết? Vậy làm thế nào để chọn được máy điều hòa ưng ý và sử dụng nó ra làm sao, cách xử lý khi gặp sự cố thế nào?

1. Chọn công suất của máy điều hòa như thế nào cho phù hợp?
Thông thường, đối với phòng ngủ và phòng khách ở hộ gia đình, chúng ta chọn khoảng 600Btu/h cho mỗi mét vuông diện tích phòng.
Ví dụ: Phòng dưới 15, 20, 30, 40m2 sử dụng các máy có công suất tương ứng là 9000, 12000, 18000, 24000 BTU/h.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như nhà bị chiếu nắng hướng tây, phòng có nhiều vách kính chúng ta phải chọn công suất cao hơn từ 700Btu/h tới 800Btu/h cho mỗi mét vuông.

2. Chọn máy một chiều lạnh hay hai chiều lạnh/sưởi?

Với điều kiện khí hậu miền Nam nóng quanh năm nên chọn điều hòa một chiều lạnh. Đối với điều kiện khí hậu của miền Bắc, nhiệt độ về mùa lạnh xuống khá thấp (8-10oC) nên việc có một máy điều hòa không khí hai chiều thực sự rất tiện lợi. Đặc biệt trong những trường hợp nhà có trẻ nhỏ, người già, người bệnh thì một máy điều hòa không khí hai chiều thật sự cần thiết.
Lưu ý: Mùa đông, khi sử dụng điều hòa chiều sưởi, đặc biệt là với dòng máy biến tần sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng phương pháp sưởi bằng điện như: điện trở sưởi đến bốn lần.

3. Điều hòa biến tần có thực sự tiết kiệm năng lượng?

Nếu nói rằng: “Máy biến tần chỉ tiết kiệm điện trong điều kiện chuẩn như điều kiện trong phòng thí nghiệm mà thôi, còn sử dụng trong thực tế các hộ gia đình thì không tiết kiệm” thì cách nói này là không chính xác.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trên thực tế sử dụng tại một số hộ gia đình ở Hà Nội, máy lạnh sử dụng biến tần thực sự tiết kiệm 10 - 50% điện năng tùy theo điều kiện sử dụng (diện tích phòng, nhiệt độ cài đặt, hướng nhà…).

4. Tác động môi trường của môi chất lạnh R410A và R22:

Hiện trên thị trường, đang có hai loại môi chất lạnh được sử dụng cho máy điều hòa không khí là R22 và R410A. Môi chất lạnh R22 có hệ số phá hủy tầng ôzôn là 0,05, hệ số phát thải khí nhà kính là 1700 (có nghĩa là 1kg R22 thoát ra môi trường sẽ tạo hiệu ứng làm nóng trái đất tương đương 1700kg CO2). Môi chất lạnh R410A có hệ số phá hủy tầng ôzôn bằng 0, hệ số phát thải khí nhà kính là 1890 (có nghĩa là 1kg R410A thoát ra môi trường sẽ tạo hiệu ứng làm nóng trái đất tương đương 1890kg CO2).
Chọn mua máy điều hòa nhiệt độ và những điều cần phải biết

5. Dàn lạnh nên lắp đặt ở vị trí nào?

Dàn lạnh nên bố trí ở vị trí phù hợp với thiết kế nội thất của phòng, đảm bảo việc phân phối hơi lạnh là đồng đều. Ngoài ra, khi lắp đặt dàn lạnh cũng nên lưu ý sao cho việc vệ sinh bảo trì được thuận tiện; và nên tránh lắp dàn lạnh phía trên hoặc gần kề những thiết bị điện tử đắt tiền hoặc có thể gây nhiễu cho tín hiệu điều khiển.

6. Dàn nóng nên lắp đặt ở vị trí nào?

1- Vị trí lắp đặt dàn nóng phải tuân thủ về khoảng cách và chênh lệch độ cao giữa dàn nóng và dàn lạnh nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất.
2- Dàn nóng phải được bố trí ở vị trí thông thoáng, dễ giải nhiệt vì nhiệt độ môi trường tại dàn nóng cang thấp thì hiệu suất máy càng cao.
Lưu ý: Tuyệt đối không được che đậy dàn nóng
3- Dàn nóng nên được bố trí ở vị trí dễ bảo trì, sửa chữa.

7. Cài đặt nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp?

Nhiệt độ phòng nên được đặt thấp hơn so với nhiệt độ bên ngoài từ 6 đến 8oC để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Nhiệt độ trong phòng được cài đặt càng cao thì càng tiết kiệm được năng lượng.

8. Việc đặt chậu nước trong phòng điều hòa có cần thiết?

Máy điều hòa thông thường khi hoạt động ở chế độ làm lạnh thì độ ẩm trong phòng được duy trì từ 55% - 65%. Khi đặt chậu nước trong phòng thì ngoài chức năng chính là làm lạnh, máy điều hòa còn phải thực hiện thêm chức năng khử ẩm nữa. Như vậy, khi đó máy sẽ tiêu tốn điện năng hơn. Nếu muốn tăng độ ẩm trong phòng lên bằng cách đặt thêm chậu nước vào thì nên chọn chế độ hoạt động là quạt, không nên chọn chế độ làm lạnh nữa.

9. Khi nào nên bảo trì?

Máy điều hòa càng sạch (có nghĩa là hiệu suất trao đổi nhiệt tại dàn nóng và dàn lạnh càng cao) thì hiệu suất máy càng cao; hay nói cách khác là tiết kiệm điện năng hơn. Tùy vào điều kiện sử dụng và môi trường tại vị trí lắp đặt dàn lạnh và dàn nóng mà chúng ta quyết định tần suất cho việc bảo trì.

10. Nạp bổ sung môi chất lạnh có cần thiết?

Máy điều hòa thường được nạp sẵn một lượng môi chất lạnh. Tùy theo từng nhà sản xuất, lượng môi chất lạnh nạp sẵn này khác nhau và tương thích với chiều dài đường ống không cần nạp bổ sung cho phép sẽ khác nhau. Đối với máy điều hòa hiệu DAIKIN loại mà chiều dài đường ống khi lắp đặt nhỏ hơn 7,5m thì sẽ không cần nạp môi chất lạnh bổ sung (chi tiết theo hướng dẫn lắp đặt đi kèm theo máy). Trong suốt quá trình sử dụng, máy điều hòa được vận hành theo một hệ thống kín nên không cần nạp môi chất lạnh bổ sung.
Như vậy việc lựa chọn và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ phụ thuộc vào nhu cầu, thu nhập của người sử dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc lựa chọn và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ đúng cách và hiệu quả.
***Xem thêm các bài viết liên quan:

Phân Phối Điều Hòa 24h

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by phanphoidieuhoa.vn | Phân Phối Điều Hòa 24h | Phân Phối Điều Hòa 24h | Phân Phối Điều Hòa 24h